“Im ngay!”
Câu nói này đơn giản là quá thô lỗ và khiến người nghe cảm thấy vô cùng tổn thương. Đôi khi, nên lắng nghe con cái tâm sự, chia sẻ; như vậy, bạn không chỉ cho con quyền nói mà cả quyền tranh luận trong khuôn khổ cho phép.
Xưng hô "mày - tao" với con
Cách xưng hô này là không lịch sự với con cái và không có văn hóa.
"Khi bằng con, bố/ mẹ không bao giờ làm thế!"
Việc xây dựng hình mẫu mang tính biểu tượng là bố/ mẹ là điều tự nhiên, nhưng nên làm tấm gương tích cực hơn là đề cao thái độ tiêu cực của trẻ.
“Con lúc nào cũng...”, “Con chẳng bao giờ...”
Những câu nói như thế này rất hay được các ông bố bà mẹ buột miệng nói ra trong lúc bực mình. Cụm từ “lúc nào cũng”, “chẳng bao giờ” có thể gắn chặt lấy bé suốt đời. Trẻ sẽ nghĩ mình đúng là dạng người như cha mẹ vẫn “gắn mác” cho bé, không bao giờ thay đổi được và không cần phải thay đổi.
“Mẹ chết đây!”
Bà mẹ mỗi lần không vừa ý lại dọa đứa con gái 3 tuổi của mình: “Mẹ chết đây!”. Lúc đầu con bé sợ, khóc thét lên và tuân thủ nghiêm ngặt theo ý mẹ. Nhưng rồi, câu chuyện diễn ra quá nhiều đến mức, sau đó con bé thản nhiên nói: “Sao mẹ nói mãi mà mẹ không chết đi?”.
“Bố/mẹ không muốn có đứa con như con"
Khi nghe câu này, bé sẽ cảm thấy không được thương yêu, tôn trọng và mong đợi. Chúng sẽ mang theo "ấn tượng" này cho đến lớn, và vì thế sẽ khó giữ được tình cảm.
"Bố mẹ không yêu con nữa!"
Khi bạn nói với con trẻ điều đó, thế giới trong mắt chúng gần như sụp đổ. Mối quan hệ với mẹ - đó là chiếc cầu nói chúng với cuộc sống xung quanh, mất chiếc cầu ấy, với trẻ sẽ là một vực sâu mà chúng không biết bám víu vào đâu.
"Con thật là hậu đậu!"
Khi trẻ bị chê, trẻ chỉ nghĩ đến một điều duy nhất "Mình là đứa chẳng ra gì" và như thế, bạn đã không cho trẻ một cơ hội để thay đổi, trở nên tốt đẹp hơn.
"Cấm cãi!"
Đây là câu mà các bậc phụ huynh nhắc lại sau khi đã nói điều gì đó nhiều lần mà con không nghe.
"Sao con xấu tính giống bố/ mẹ con thế!"
Không nên chê bai ai đó trước mặt con mình, điều này sẽ tạo ra sự nhìn nhận không hay của trẻ đối với bố (mẹ).
"Con mà hư, bố/ mẹ sẽ đuổi con ra khỏi nhà"
Điều này khiến trẻ sợ hãi mà sinh ra tâm lý bất an hoặc nghi ngờ tình cảm của bố mẹ hay nghĩ cách đối phó.
“Sao con không được như anh con/chị con/con nhà người ta nhỉ?”
Một trong những câu nói có mức độ “sát thương” hàng đầu với con trẻ là câu so sánh bé với những đứa trẻ khác. Cảm giác kém cỏi sẽ đeo bám bé rất lâu, dễ gây tâm lí tự ti, chán nản.
"Con không được thua bạn bè"
Bắt con phải hơn mọi người bạn có thể tạo ra mầm mống suy nghĩ ganh đua không lành mạnh, ích kỷ, độc đoán cho trẻ.
“Đưa đây, để bố/mẹ làm cho...”
Cha mẹ thấy trẻ lóng ngóng làm những công việc như nhặt rau, gấp chăn, quét nhà,... thường cảm thấy ‘ngứa ngáy” và muốn làm hộ con luôn cho xong việc. Tuy vậy, hàng động này sẽ khiến trẻ chẳng bao giờ tự học được cách làm việc gì, từ đó sinh ra tâm lý ỷ lại.
“Con chỉ có việc học mà cũng không nên hồn”
Nếu bạn chê bai thì trẻ có thể phản ứng ngược lại điều bạn muốn đấy.
“Con chỉ là con nuôi”
“Con chỉ là con nuôi được nhặt ở bãi rác về” hay “xin của một người nghèo trong chợ”. Dù chỉ là câu nói đùa của bố mẹ nhưng sẽ khiến trẻ sợ hãi bởi cảm giác bị người thân của mình “chối bỏ” nặng nề, khủng khiếp vô cùng!
Hơn nữa, sau những lúc bị trêu đùa như thế, trẻ thường cảm thấy ghét lây những đứa trẻ được nhận làm con nuôi.
"Cứ chờ đến khi bố/ mẹ về ... xử lý con"
Câu nói trên có hai điều sai. Thứ nhất, trẻ nghĩ rằng bé sẽ không bị bố mẹ trừng phạt ngay và khiến trẻ ít vâng lời hơn. Thứ hai, câu nói ám chỉ rằng bố mẹ không có khả năng kiểm soát trong tình huống này.
“Mẹ đẻ thêm em bé cho mày ra rìa bây giờ”
Mỗi lần con phạm lỗi hay không biết nghe lời, người mẹ lại dọa: “Mẹ đẻ thêm em bé cho con ra rìa bây giờ”. Ban đầu bé lo lắng, nhưng dần dần nó im lặng, mím môi mím lợi… Thế rồi từ khi biết mẹ mang bầu, đêm nào con bé cũng cáu kỉnh vì không được mẹ ôm ngủ. Trong lúc cáu kỉnh, nó luôn nói ra những lời lẽ khó nghe, kiểu như “con mong em bé không đến nhà mình nữa”, tệ hơn thì “rồi em bé sẽ ăn hết, mẹ sẽ đánh con suốt cho mà xem”… Điều này khiến bà mẹ cảm thấy bị khủng hoảng.
Nguồn tin mới
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét